LỄ HỘI CHÔL CHNĂM THMÂY CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở XÃ THẠNH TÂN, THÀNH PHỐ TÂY NINH

Thứ sáu - 19/04/2024 08:07 17 0

Sáng ngày 16/4/2024 tại chùa BôTum Ki Ri Răng Sây - ấp Thạnh Đông, xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, lãnh đạo tỉnh, thành phố Tây Ninh đã đến thăm hỏi và chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp lễ hội Chol Chnam Thmay (lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer).

LỄ HỘI CHÔL CHNĂM THMÂY CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở XÃ THẠNH TÂN, THÀNH PHỐ TÂY NINH

Tại buổi lễ, ông Phạm Hùng Thái – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã phát biểu bày tỏ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và  Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, ông cũng chúc mừng đồng bào đạt được nhiều thành công, may mắn trong năm mới, bày tỏ sự hy vọng của lãnh đạo tỉnh vào những thành quả đóng góp tích cực mà đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng với sự phát triển của địa phương. Cũng tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Tỉnh, thành phố Tây Ninh, xã Thạnh Tân và các Mạnh Thường quân cũng đã trao tặng nhiều phần quà chúc mừng năm mới cho đồng bào Khmer.

ông Phạm Hùng Thái – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh phát biểu bày tỏ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với đồng bào dân tộc    

Lễ hội Chol Chnam Thmay là lễ hội thường diễn ra vào khoảng giữa tháng Tư Dương lịch, bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer và có nhiều nét tương đồng với Tết Bunpimay của Lào, Tết Songkran của Thái Lan, hay Tết Thingyan của Myanmar. Việc tổ chức Tết Chol Chnam Thmay xuất phát từ mục đích cầu xin mùa khô qua mau để có thể bắt đầu mùa vụ mới. Theo truyền thống, lễ hội này có thời gian tổ chức từ 10- 15 ngày. Tuy nhiên, hiện nay thời gian tổ chức lễ hội này chỉ còn 3 ngày. Ngày đầu tiên (Chôl Sangkran Thmây) sẽ thực hiện hoạt động quan trọng nhất là lễ rước Đại lịch - có ý nghĩa tương tự lễ đón giao thừa trong Tết Nguyên đán của người Việt và nhiều dân tộc khác, nhằm tiễn những điều xui xẻo của năm cũ, gửi gắm ước vọng vào những điều mới mẻ, may mắn, tốt lành trong năm mới. Ngày thứ hai (Wonbơf) sẽ thực hiện hai lễ là lễ dâng cơm  và lễ đắp núi cát - thể hiện công sức, lòng thành của người tham gia đắp núi cát để giải thoát được một kẻ có tội ở thế gian, cầu mong Đức Phật ban phước lành. Ngày thứ ba (Lơng Săk) gồm hai lễ là lễ tắm tượng phật - nhằm mục đích bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật, rửa sạch những điều không may của năm cũ, đón những điều may mắn trong năm mới và lễ tắm sư sau đó cầu siêu – cầu cho linh hồn các nhà sư viên tịch và những người thân của mình được siêu thoát. Vào những ngày này, người Khmer chuẩn bị cho mình những bộ trang phục đẹp đẽ, sạch sẽ nhất, trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Nhà cửa được sửa sang, quét dọn, trang trí lại. Đồ ăn, thức uống được chuẩn bị đầy đủ cho những ngày Tết. Ngoài các nghi thức Phật giáo, đồng bào Khmer cũng hân hoan tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và các trò chơi dân gian.

Lãnh đạo Thành phố đến thăm chúc tết đồng bào dân tộc và chụp ảnh lưu niệm 

Tác giả bài viết: Quang phường

Nguồn tin: Tổng hợp CC VHXH xã Thạnh Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay99
  • Tháng hiện tại2,807
  • Tổng lượt truy cập183,274
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây