LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÀNH

TÓM LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÀNH PHỐ TÂY NINH

 

 

- Ngay từ xa xưa, vùng đất Tây Ninh đã là Trung tâm của đạo Quang Phong (đơn vị hành chính nhỏ củatrung tam hanh chinh thoi phap thuoc.PNG triều đình Huế), rồi sau đó của Phủ Tây Ninh, thuộc tỉnh Gia Định và khi bị Pháp cai trị là Tỉnh lỵ của tỉnh Tây Ninh

Khi còn thuộc tỉnh Gia Định, phủ Tây Ninh gồm có hai huyện: Tân Ninh và Quang Hóa theo chế độ Nam triều, lúc bấy giờ Nam kỳ chỉ có 6 tỉnh, thường gọi là Nam kỳ lục tỉnh. Mỗi tỉnh có nhiều phủ. Gia Định có các phủ Tây Bình, Tây Ninh…dưới phủ là huyện…

- Khi thuộc Pháp, Tây Ninh được chuyển thành tỉnh và cũng gồm hai quận Tân Ninh và Quang Hóa được đổi tên thành Trảng Bàng và năm 1942 Tây Ninh được gọi là quận Châu Thành, theo như nhiều tỉnh khác ở Nam kỳ, đó là nơi có cơ quan cao nhất của Tỉnh đóng. Về vị trí tự nhiên, đây rất thuận lợi cho việc giao thông thủy bộ và là điểm trung tâm đi các nơi trong Tỉnh cũng như lên biên giới.

Dưới đây là những biến đổi hình thành Thị xã qua các thời kì lịch sử

Thời kỳ 1858-1945

- Với Hoà ước Giáp Tuất (15-3-1874), 6 tỉnh Nam kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Sau khi thực dân Pháp cau quan nam 1924.PNGchiếm Tây Ninh (1861) việc cai quản hai huyện được thay thế bằng hai đoàn quân sự đặt tại Trảng Bàng và Tây Ninh.

- Ngày 5-6-1876, Thống đốc Nam kỳ là Đuyprê ra Nghị định chia Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac. Lúc này Tây Ninh thuộc Sài Gòn.

- Năm 1890, Pháp cắt một phần đất của Tây Ninh dọc theo "Rạch Ngã Bát" cho Campuchia.

Từ đấy địa giới tỉnh Tây Ninh duy trì trọn vẹn cho đến ngày nay.

- Ngày 19-5-1942 Tỉnh trưởng Tây Ninh có Tờ trình số 2206/A01 gửi Thống đốc Nam kỳ đề nghị thành lập tại xã Thái Hiệp Thạnh khu thị tứ (thị xã) Tây Ninh.

- Ngày 9/12/1942 Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định 8345 ấn định ranh giới Tây Ninh.

Thời kỳ 1945-1954

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, tháng 8-1945, nhân dân cả nước đứng lên giành lấy chính quyền.

Trong thời kỳ này tồn tại song song hai chính quyền:

- Chính quyền thực dân:

kiểm soát vùng đô thị và vùng ven các trục giao thông chính. Lúc này Tây Ninh vẫn giữ nguyên trạng với hai quận: Trảng Bàng và Châu Thành.

- Chính quyền kháng chiến:

có nhiệm vụ tổ chức nhân dân chiến đấu, sản xuất và quản lý xã hội. Sau Cách Mạng Tháng Tám tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên ranh giới cũ. Năm 1950 cắt một phần đất của Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể.

Thời kỳ 1954-1975

- Chính quyền cách mạng sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thành lập lại Thị xã Tây Ninh trên địa bàn cũ, do đồng chí Võ Văn Truyện làm Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính. Thị xã chỉ giới hạn trong phạm vi xã Thái Hiệp Thạnh của địch và bao gồm phần thị tứ nhất của ba xã Thái Bình, Hiệp Ninh và Ninh Thạnh.

Thời kỳ 1975-2000

- Sau ngày 30-4-1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Tỉnh tổ chức thành 7 huyện và 01 thị xã. Trong đó, thị xã Tây Ninh có 3 phường, 1 xã.

Từ 2001 đến nay ubtx.PNG
 

 - Thực hiện Nghị định 46/2001/NĐ-CP ngày 10/8/2001 của Chính phủ, Thị xã Tây Ninh được mở rộng địa giới hành chính từ 3 phường 1 xã lên 5 phường 5 xã với diện tích tự nhiên: 13.736,6ha (tăng gấp 4 lần Thị xã cũ) và với 117.328 người dân sinh sống (tăng gấp 4 lần thị xã cũ).​

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay765
  • Tháng hiện tại22,632
  • Tổng lượt truy cập384,541
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây