Lược sử " Đền thờ Quan lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản" Suối vàng Thạnh Tân - Thành phố Tây Ninh

Thứ bảy - 23/03/2024 08:43 1.833 0

Công trình kiến trúc ở Suối vàng nên gọi là “Đền thờ ông lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản”. Đền thờ Quan Lớn Trà Vong (Suối Vàng) thuộc xã Thạnh Tân, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, đây là khu lòng chảo nằm sát chân núi Bà Đen, tương truyền đây là nơi tập luyện binh mã ngày xưa của Quan Lớn Trà Vong.

LƯỢC SỬ TÓM TẮT

Lịch sử hơn 300 năm mở đất của vùng đất Tây Ninh đã gắn liền mồ hôi, nước mắt và máu của biết bao thế hệ những công dân Việt Nam ở mọi miền đất nước, của các cộng đồng dân tộc anh em đã sinh trưởng tại nơi đây, đã sống chiến đấu và chung lưng đấu cật cho sự màu mỡ của vùng đất này, cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước nối liền một dãi hai dầu Nam - Bắc.

Từ những năm đầu thế kỷ XVII, lưu dẫn người Việt đã đến định cư nhiều nơi trên đất Tây Ninh. Lúc bấy (giờ, nước Chân Lạp loạn lạc triền miên, quan lại triều đình bất hòa, liên tục tranh quyền đoạt vị, vua quan phải bỏ kinh thành lánh nạn. Thời gian này bọn thổ phỉ Chân Lạp nổi lên cướp phá, chém giết dân bản xử, vượt biên giới sang nước Việt quấy nhiều. Trước tình hình đó, anh hùng Việt Nam tứ xứ không hẹn mà cùng kéo về Tây Ninh trợ chiến. Trong những anh hùng tứ xứ này có năm vị tiền bối người Đàng ngoài, mà dân chúng gọi là Ngũ hổ tướng quân. Trong Ngũ hổ tướng, dân Tây Ninh không một ai là không nghe đến uy danh quan lớn Trà Vong, vị anh hùng bảo vệ đất Tây Ninh đến hơi thở cuối cùng.

Chính sử không thấy ghi chép nhưng sự truyền khẩu của nhân gian cho đến nay thì quan lớn Trà Vong tên thật là Huỳnh Công Giàn cùng với hai người em là Huỳnh Công Nghệ và Huỳnh Công Thắng, gốc người Nhật Tảo, văn võ song toàn, đã đến Tây Ninh khai hoang lập ấp, lập căn cứ kháng chiến, lãnh đạo nhân dân đánh đuổi bọn xâm lăng. Trải qua hơn ba thập kỷ bảo vệ biên cương, anh em ông đã lần lượt ngã xuống trong tư thế hiên ngang bất khuất "Sống làm tưởng thác làm thần", sống công chính liêm mình, chết rạng ngời chánh khí.

Theo tương truyền, Quan Lớn Trà Vong, tên thật là Huỳnh Công Giản, vốn là Quan Tri Phủ, là một vị quan có tài, quê ở làng Nhật Tảo, năm 1749 (Kỷ tỵ), Chúa Nguyễn cử ba anh em nhà họ Huỳnh là: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ, là các quan đại thần vào trấn nhậm vùng đất Tây Ninh. Ba ông cùng với đội binh mã tiến hành thực hiện việc di dân, khai hoang, lập ấp và giữ gìn an ninh ở vùng đất biên cương. Thời gian này hay có giặc loạn lạc từ bên kia biên giới sang quấy phá. (Trích “Sách chín đời chúa, mười ba đời Vua Nguyễn” tr59 NXB Thuận Hòa, biên soạn Nguyễn Đắc Xuân).

Ông Huỳnh Công Giản đã cùng em trai là Huỳnh Công Nghệ lập căn cứ chống giặc, đóng đồn tại Bến Thứ, gần ngọn rạch Sóc Om (xã Hảo Đước, huyện Châu Thành). Ông chiếm cứ một cánh đồng rộng gọi là đồn Trà Vong (xã Thái Bình), bờ thành vô cùng kiên cố. Bấy giờ, những trận đụng độ giữa người Việt và quân giặc diễn ra kéo dài suốt mấy mươi năm với vũ khí rất thô sơ: gươm, đao, giáo mác, cung tên.

Một buổi sáng, quân giặc dùng chiến thuật biển người ồ ạt tấn công đồn Trà Vong. Bị tấn công tứ phía nhưng quân ông Huỳnh Công Giản cũng kịp thời phản công mãnh liệt. Tuy nhiên, vì quân địch quá đông, ông đã cho quân liên lạc với quân của Huỳnh Công Nghệ kêu viện binh. Tướng Huỳnh Công Giản tả xung hữu đột dưới vòng vây của kẻ địch. Khi ông đã thấm mệt, nhìn lại thì số quân sĩ hi sinh quá nhiều, trong lúc viện binh chưa đến kịp. Ông vung gươm tử chiến cùng quân giặc đến lúc kiệt sức rồi quay gươm tự tuẩn tiết.

Tưởng nhớ công lao của các bậc vị quốc công thần hy sinh chống giặc bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân Tây Ninh đã lập nên hệ thống đến miều khắp nơi trong tỉnh để phụng cúng, tôn thờ. Việc tôn thờ một vị nhân thần có nhiều công đức như Huỳnh Công Giản thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của người dân đối với vị tướng lĩnh khoan hòa, nhân hậu – một khai quốc công thần mà cuộc đời và hành trang của ông lâu nay chưa được tường tận gốc nguồn.

 QUÁ TRÌNH ĐỔI TÊN THÀNH ĐỀN THỜ QUAN LỚN TRÀ VONG HUỲNH CÔNG GIẢN - SUỐI VÀNG THẠNH TÂN

Mộ Quan lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản được tìm thấy vào năm 1997 tại ấp 3 xã Trà Vong và đến ngày 30/3/2004 chỉnh thức được UBND tỉnh cấp Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố, Đến ngày 20/7/2009 được UBND tỉnh Tây Ninh đồng ý và sự tận tình giúp đỡ của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã quế đã giúp cho Ban quản lý lăng mộ phục chế sắc ấn và sắc phong của Quan lớn Trà Vong.

Tưởng nhớ công ơn của 3 anh em nhà họ Huỳnh và các nghĩa binh, nhân dân địa phương lập đền, miếu để thờ ở nhiều nơi và đến năm 1999 theo Công văn số 182/SVHTT, ngày 12/10/1999 của Sở Văn Hóa Thông Tin Tỉnh Tây Ninh về việc đặt tên nơi thờ Ông Lớn Trà Vong ở nhiều nơi gọi là Miếu Quan Lớn, Dinh Quan Lớn nên được gọi chung là “Đền thờ”.

Với công trình kiến trúc ở Suối vàng nên gọi là “Đền thờ ông lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản”. Đền thờ Quan Lớn Trà Vong (Suối Vàng) thuộc xã Thạnh Tân, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, đây là khu lòng chảo nằm sát chân núi Bà Đen, tương truyền đây là nơi tập luyện binh mã ngày xưa của Quan Lớn Trà Vong.

Đền xây dựng khá lâu, đến năm 1995 do mở rộng lộ giới tỉnh lộ 4 (tức đường 785 bây giờ), nhân dân địa phương đã xây dựng ngôi đền mới khang trang tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói, kiến trúc theo hình chữ tam. Đây là ngôi đền Quan Lớn Trà Vong lớn nhất hiện nay so với các đền hiện hữu thờ Quan Lớn Trà Vong trên đất Tây Ninh.

Vì những đóng góp của Ông trong sự nghiệp bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc nên các cấp lãnh đạo đồng ý cho tổ chức Lễ hội kỳ yên vào ngày 15 và 16 tháng 3 ÂL hàng năm.

Lễ hội kỳ yên quan lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản là lễ hội tin ngưỡng dân gian. Cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa cho nhân dân sản xuất.

Đến năm 2019, Lễ hội Quan lớn Trà Vong Tỉnh Tây Ninh được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận và đưa vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia”.

 

Lễ Giỗ Quan lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản - Suối vàng Thạnh Tân được tổ chức  vào ngày 15 và 16 tháng 3 ÂL hàng năm.
  Link: https://thanhtan.tayninh.gov.vn/vi/news/tintuc/le-gio-quan-lon-tra-vong-huynh-cong-gian-suoi-vang-xa-thanh-tan-6131.html


Tổng hợp từ: Sách “Việt Nam sử lược” NXB Thanh Hóa biên soạn Trần Trọng Kim,

   Sách “Lịch sử Việt Nam” NXB Văn hóa Dân tộc biên soạn Đào Duy Anh

Tác giả bài viết: Nam Nguyễn (sư tầm - tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay791
  • Tháng hiện tại22,658
  • Tổng lượt truy cập384,567
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây